Bối cảnh Vụ giẫm đạp Meron 2021

Nhiều buổi lễ Lag BaOmer truyền thống đã diễn ra chẳng hạn như khiêu vũ và đốt lửa, trước khi bắt đầu sự kiện chính.

Theo truyền thống của nhiều người Do Thái, chủ yếu là tín đồ Haredi tập trung các buổi lễ Lag BaOmer tại mộ của giáo sĩ Do Thái giáo người Tannai từ thế kỷ thứ 2 là Shimon bar Yochai ở Mount Meron để nhảy múa và đốt lửa trại.[7] Đàn ông và trẻ em trai tham dự trong các buổi lễ khác với phụ nữ và trẻ em gái.[8] Haaretz gọi đây là "lễ hội tôn giáo lớn nhất hàng năm" của Israel.[9]

Vào năm 2020, quốc gia này đã hạn chế các cuộc hành hương do đại dịch COVID-19. Nội các Israel đã cho phép hành hương với số lượng 1.000 người tham dự như một phần của một thỏa thuận với Bộ Dịch vụ Tôn giáo với yêu cầu người tham dự đã được chích ngừa COVID-19.[10] Đây là sự kiện lớn nhất được tổ chức tại Israel kể từ khi bắt đầu đại dịch vào năm 2020.[11]

Ngoài ra, lần đầu tiên sau 13 năm, sự kiện ở núi Meron diễn ra vào thứ Năm và thứ Sáu, ở Israel đêm thứ Năm được coi là tương đương với đêm thứ Bảy ở nhiều nơi trên thế giới, và thứ Sáu là ngày nghỉ ngơi của người Israel, tương tự Chủ nhật. Hơn nữa, vì lễ kỷ niệm không được phép vào Shabbat, ngày lễ của người Do Thái bắt đầu vào lúc hoàng hôn thứ Sáu hàng tuần, nên sự kiện được giới hạn trong khoảng thời gian 14 giờ, kết thúc vào lúc hoàng hôn của ngày thứ Sáu. Ba ngọn lửa trại được đốt lên cùng một lúc, mỗi ngọn lửa do một Admor đốt, với khoảng 3.000 người tụ tập ở mỗi ngọn lửa.[12] Số người được phép vào khu phức hợp được giới hạn ở mức 10.000 người,[1] nhưng các nhà tổ chức ước tính khoảng 100.000 người đã có mặt tại địa điểm này — nguồn tin khác ước tính 50.000[13] — lớn hơn khi bị hạn chế vào năm 2020 nhưng ít hơn hàng trăm nghìn người trong những năm trước đó.[11] Truyền thông Israel đưa tin rằng, để đề phòng đại dịch COVID-19, các khu vực đốt lửa đã được ngăn cách, điều này có thể tạo ra các điểm tắt nghẽn.[6]

Đây không phải là lần đầu tiên những người hành hương ở núi Meron bị tai nạn thiệt mạng. Vào ngày 15 tháng 5 năm 1911, 11 người đã thiệt mạng khi một đám đông khoảng 10.000 người tràn vào khu nhà và khiến lan can của một ban công gần đó bị sập. Khoảng 100 người đã rơi từ độ cao khoảng 8 m xuống mặt đất bên dưới;[9] Cái chết của 7 người đã được xác định tại hiện trường và cái chết của bốn người khác trong những ngày sau vụ việc. Có 40 người bị thương.[14]

Cảnh báo an toàn

Một báo cáo năm 2008 về địa điểm này của Cơ quan quản lý nhà nước Israel đã kết luận rằng địa điểm này không đủ chứa số lượng người hành hương hàng năm.[15][16] Một báo cáo của cảnh sát năm 2016 đã cảnh báo về các vấn đề về cơ sở hạ tầng và việc kiểm soát đám đông.[17]

Năm 2011, chính quyền tuyên bố sẽ nắm quyền kiểm soát địa điểm,[18] nhưng quyền kiểm soát đã được trả lại cho chủ lễ trong một thỏa thuận được tòa án phê duyệt vào năm 2020.[19]

Vào năm 2018, một nhà báo đã đưa tin rằng "lối thoát hiểm tạo ra một nút thắt cổ chai và có nguy cơ khiến người dân bị giẫm đạp".[20] Ông viết rằng một lối ra lớn hơn nên được xây dựng để tránh sự cố tương tự xảy ra từ năm 2015, khi một người đàn ông bị giẫm chết và hàng chục người bị thương do đám đông.[21]

Tám ngày trước khi thảm họa xảy ra, Cơ quan Cứu hỏa và Cứu hộ Israel yêu cầu rằng, với 9.000 người, địa điểm này cần có bốn lối thoát hiểm khác nhau.[22]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ giẫm đạp Meron 2021 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... https://apnews.com/article/middle-east-israel-heal... https://www.bbc.com/news/world-middle-east-5693865... https://www.bbc.com/news/world-middle-east-5695539... https://www.haaretz.com/israel-news/.premium-why-d... https://www.haaretz.com/israel-news/MAGAZINE-jubil... https://www.haaretz.com/israel-news/dozens-injured... https://www.israelhayom.com/2021/05/03/state-compt... https://www.israelnationalnews.com/News/News.aspx/... https://www.jewishpress.com/news/israel/the-traged...